Menu Đóng

Vai trò của cha mẹ đối với sự phát triển tâm lý của trẻ

Khả năng nhận thức, niềm tin, giá trị đạo đức, khả năng vượt qua thử thách và những trạng thái cảm xúc nổi bật của từng trẻ ở mỗi giai đoạn phát triển là kết quả của vô số các ảnh hưởng khác nhau tác động qua lại hết sức phức tạp. Hầu hết những nghiên cứu về sự phát triển của con người đều thống nhất về một số yếu tố có vai trò chính yếu trong việc quyết định sự khác biệt các điểm liệt kê trên bao gồm:

1)   Khuôn mẫu sinh lý thừa hưởng từ cha mẹ hay còn gọi là đặc tính về khí chất

2)   Thói quen và tính cách của cha mẹ

3)   Chất lượng của những trường theo học

4)   Mối quan hệ với bạn bè cùng trang lứa

5)   Thứ tự vị trí trong gia đình

6)   Đặc điểm của thời đại trẻ sinh sống vào cuối giai đoạn niên thiếu – đầu giai đoạn vị thành niên

Mỗi yếu tố kể trên chỉ phát huy vai trò của mình trong một phần tâm lý của trẻ và thường chỉ hiệu quả nhất thời trong một giai đoạn nhất định. Ví dụ như đặc tính về mối quan hệ xã hội với bạn bè cùng trang lứa sẽ ảnh hưởng đầu tiên đến niềm tin của trẻ về khả năng hòa hợp với những người xung quanh và đóng vai trò quan trọng từ sau khi trẻ đến trường. Ngược lại, những cuộc trao đổi giữa cha mẹ và con cái, đặc biệt là khi cha mẹ chỉ cho con cách gọi tên những vật không quen thuộc với chúng sẽ ảnh hưởng tới khiếu sử dụng ngôn ngữ về sau của trẻ và có tác dụng nhiều nhất trong 6 năm đầu tiên của trẻ.

Cha mẹ có thể ảnh hưởng lên con cái của mình theo ít nhất ba cơ chế khác nhau. Cơ chế rõ ràng nhất, dễ hình dung và dễ đánh giá nhất, liên quan đến thứ tự các tương tác trực tiếp mà cha mẹ tác động lên đứa trẻ. Nhận diện cảm xúc với cả cha và mẹ hoặc một trong hai người là cách thứ hai, một cách khác cho thấy gia đình ảnh hưởng lên trẻ. Ở lứa tuổi 4 đến 5, trẻ em tin một cách vô thức rằng, một số thuộc tính của cha mẹ là một phần những biểu hiện của chúng. Trẻ em cũng có thể xác định được tầng lớp, đạo đức hay tôn giáo của gia đình mình và thường cảm thấy bắt buộc phải tuân theo những quy định này. Đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tính cách của trẻ còn có các yếu tố khác như tính cách của cha mẹ trẻ, trí thông minh và đặc tính trẻ nhận được khi còn nhỏ, trình độ học vấn của cha mẹ, và những kết quả tâm lý khác, bao gồm cấp học của trẻ, tần số của những hành vi gây hấn và thái độ đối với chính quyền. Những câu chuyện của gia đình là cơ chế thứ ba ảnh hưởng đến việc hình thành tâm lý trẻ. Cha mẹ thường kể cho con cái họ nghe về sự thành đạt, trí thông minh hay vị trí xã hội được ngưỡng mộ của ông bà, cô chú bác…, điều đó hình thành ở trẻ sự tự hào, từ đó phấn đấu đạt được những đức tính tương tự.

Tóm lại, sự ảnh hưởng của những yếu tố ngoài gia đình cho ta thấy rằng sẽ chính xác hơn khi xác định rằng chính đức tính của cha mẹ sẽ xây dựng nên tâm lý của trẻ hơn là kết luận tình trạng gia đình có vai trò quyết định. Một sự gắn bó có tính cách bảo vệ giữa một đứa trẻ và cha mẹ trẻ chưa hẳn đã bảo đảm cho đứa trẻ đó có một tấm lòng nhân đức hay bảo vệ trẻ trước những vấn đề tâm lý xảy ra sau này trong cuộc sống của trẻ.

(Nguồn: PEDIATRICS Vol. 104 No. 1 Supplement July 1999, pp. 164-167)

BS. Lê Phạm Thu Hà

Bài liên quan