Menu Đóng

Trẻ Sơ Sinh Non Tháng – Những Tuần Đầu tiên Ở Nhà

Khi bạn và bé từng bước thích nghi sau khi về nhà, bạn sẽ thành lập được thói quen sinh hoạt chung với nhau. Trong những tuần đầu tiên mới về nhà, nên xem xét những điều quan trọng sau đây.

Thức và ngủ: Bởi vì não của trẻ sinh non chưa được phát triển đầy đủ như những trẻ sinh đủ tháng nên những trẻ này:
Ngủ nhiều hơn trẻ đủ tháng nhưng trong khoảng thời gian ngắn hơn. Hãy sẵn sàng thức giấc thường xuyên vao ban đêm cho đến khi 6 tháng kể từ ngày dự sanh
Ít khi thức giấc dài hơn khoảng ngắn cho đến khi khoảng 2 tháng sau ngày dự sanh. Bạn có thể cảm thấy rất lâu cho đến khi bé bắt đầu nhận thức được sự hiện diện của bạn


Quấy khóc và quá mẫn cảm. Trẻ sơ sinh đủ tháng bình thường có thể khóc đến 3 giờ một ngày trong 6 tuần đầu tiên. Những trẻ non tháng cũng như vậy và có khi nhiều hơn trẻ đủ tháng. Bé của bạn có thể dễ dàng bị kích thích bởi ánh sáng, âm thanh, sự vuốt ve bé hoặc nhiều cử đông hoặc quá yên tĩnh sau một thời gian được chăm sóc ở phòng Hồi sức Nhi quá ồn. Nếu như vậy, bạn nên từng bước tạo không gian yên tĩnh hơn, quấn bé trong chăn, và ẵm bé càng nhiều càng tốt. Khi bạn quấn bé, nên quấn chăn rộng ở vùng hông và chân bé. Nếu quấn chân bé quá chặt hay quá thẳng, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển vùng hông của bé.
Tư thế ngủ. Đặt trẻ nằm ngửa có thể ngăn ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), một hội chứng thường gặp ở trẻ non tháng hơn trẻ sinh đủ tháng.
Cho bé bú. Khi xuất viện, bé sẽ được bác sĩ đưa lịch bú sữa của bệnh viện, theo lịch bạn sẽ biết bao lâu nên cho bé bú ở nhà. Để tránh mất nước ở trẻ sơ sinh, không bao giờ cách quá 4 tiếng giữa những lần bú sữa. Nên chia nhỏ lượng sữa mỗi cữ bú của trẻ có thể giúp giảm nôn trớ. Nếu bạn để ý thấy trẻ có dấu hiệu của trào ngược, như nôn trớ nhiều, trong lúc bú hoặc sau bú, nên trao đổi với bác sĩ nhi theo dõi bé.
Dinh dưỡng. Bác sĩ nhi có thể khuyến khích thêm sắt, vitamin hoặc sữa công thức vào chế độ bú mẹ. Bổ sung sắt là điều trị cơ bản cho tất cả những trẻ sinh non tháng, bởi vì những trẻ này thường sẽ thiếu dự trữ sắt. Những trẻ thiếu tháng cần thêm năng lượng và vitamin từ sữa công thức (bổ sung thêm với sữa mẹ) để theo kịp sự phát triển của trẻ.
Tiếp xúc với bệnh và khói thuốc. Bé sinh non tháng cần được bảo vệ nhiều hơn so với bé sơ sinh đủ tháng, đặc biệt là do phổi chưa phát triển đầy đủ lúc sinh
Đừng để bé ở gần những thành viên trong gia đình đang bị bệnh cũng như là ở trong nơi công cộng chật hẹp, không thoáng khí trong hai năm đầu đời của trẻ
Đừng để khói thuốc lá ở gần bé của bạn
Bảo vệ bé không bị bệnh nặng (chủng ngừa và kháng thể RSV). Ngoại trừ vaccine viêm gan B, lịch tiêm chủng của trẻ sơ sinh non tháng cũng giống như trẻ đủ tháng, tính từ ngày sinh của bé. Hơn nữa, bác sĩ có thể đề nghị tiêm cho bé kháng thể RSV vào mùa đông, để giảm nguy cơ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV)


Dịch vụ chăm sóc bé. Bạn có thể tìm đến những dịch vụ chăm sóc bé trong lúc bạn cần nghỉ ngơi hoặc khi bạn quay trở lại làm việc, khi bạn bận những công việc khác. Tránh chăm sóc bé theo nhóm vì bé của bạn có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh, nhất là vào mùa thu và mùa đông thường có xu hướng phát tán những bệnh nhiễm virus. Để có thêm thông tin về những lựa chọn dịch vụ chăm sóc bé, bạn có thể xem thêm ở chủ đề Chọn Lựa Chăm Sóc Bé.
Khám thính lực và thị lực. Trẻ sơ sinh non tháng có nguy cơ bị mất khả năng nghe cao hơn. Những trẻ sinh ra ở tuần thứ 30 hoặc trước đó, hoặc cân nặng nhỏ hơn 1500 gram (3.3 lb) dễ bị bệnh liên quan đến thị lực, gọi là bệnh võng mạc do sinh non
Sức nghe của trẻ đã được đánh giá khi ở Hồi sức Nhi. Nhưng bạn nên cẩn thận với những vấn đề mới xuất hiện hoặc nặng hơn về thính lực của bé trong 5 năm đầu đời
Khám thị lực được khuyến khích ở những trẻ sơ sinh non tháng ở tuần 30 hoặc trước đó, hoặc có cân nặng nhỏ hơn 1500 gram (3.3 lb) hoặc có những tình trạng bệnh nghiêm trọng. Lần kiểm tra đầu tiên được khuyến khích thực hiện ở giữa tuần 4 và tuần 7 sau sanh. 
 
Người dịch: Hoàng Thị Phương Thanh, Tăng Quang Thái

Bài liên quan