Menu Đóng

Tổn thương DNA – sự sửa chữa của trứng và phôi

 

Bộ gen của tất cả các tế bào đều được bảo vệ theo một cơ chế chung mà được biết như là những hoạt động sửa chữa DNA. Những hoạt động này đặc biệt quan trọng ngay từ khi bắt đầu cuộc sống con người, có nghĩa là từ giai đoạn thụ tinh, sau khi thụ tinh và giai đoạn đầu hình thành và phát triển phôi. Hoạt động sửa chữa DNA này phát triển sớm là từ nguồn gốc người mẹ.

Sự sao chép được dự trữ trong suốt quá trình trưởng thành rất cần thiết trong việc kiểm soát tính toàn vẹn của bộ nhiễm sắc thể, ít nhất là từ khi hình thành giao tử ở người mẹ đến giai đoạn phôi 4 – 8 tế bào. Những tổn thương về DNA trong giai đoạn quan trọng này phải ở mức thấp nhất. Phần lớn tổn thương DNA là do hoặc apoptosis hoặc do phản ứng oxy loài. Apoptosis, đầy đủ hay không, là một đặc điểm thông thường ở tinh trùng người, đặc biệt ở những bệnh nhân tinh trùng yếu và ít và FAS ligand đã được báo cáo trên bề mặt tinh trùng người.

Đặc tính nhạy cảm của tinh trùng người đối với các tổn thương DNA đã được minh chứng, đặc biệt là những tác động ngược lại của phản ứng oxy loài (Kodama et al., 1997; Lopes et al., 1998a, b) và những tác nhân làm thay đổi DNA (Zenzes et al., 1999; Badouard et al., 2007). Những tổn thương DNA ở tinh trùng là một trong những nguyên nhân chính gây vô sinh ở nam giới và hiện đang được quan tâm nhiều về mối liên quan giữa tổn thương DNA và những đột biến chuyển hóa hay ung thư (Zenzes, 2000; Aitken et al., 2003; Fernández-Gonzalez, 2008). Điều này cho thấy rõ rằng những tinh trùng bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến sự thụ tinh ở trong cơ thể người (Zenzes et al., 1999), sau khi thụ tinh và sự phát triển sớm của phôi cả trong cơ thể hay bên ngoài cơ thể (thụ tinh trong ống nghiệm).

Những tác động của phản ứng oxy loài trên trứng người thì chưa được nghiên cứu hoặc đánh giá rõ ràng, đó là do có sự liên ứng hòa hợp trong việc bảo vệ bộ gen trong khi hình thành nang trứng. Tuy nhiên, tổn thương có thể xảy ra trong suốt quá trình dài im lặng của trứng trước khi phân bào trở lại. Thực tế, trong suốt giai đoạn cuối của quá trình phát triển nang trứng, trứng dễ bị nhạy cảm với những tổn thương do quá trình phản ứng oxy loài. Liên quan đến giai đoạn phát triển phôi, người ta nhận thấy có sự hoạt động bảo vệ chống lại phản ứng oxy loài ở môi trường xung quanh (dịch trong nang và vòi trứng) (El Mouatassim et al., 2000; Guerin et al., 2001).

Những hoạt động sửa chữa DNA trong hợp tử người được thực hiện để tránh những chuyển hóa trong tế bào mầm phôi (Derijck et al., 2008). Trong bài này, chúng tôi tập trung vào những biểu hiện của mRNAs mà có khả năng sửa chữa DNA đều đặn trong trứng người và những cơ chế bảo vệ phôi chống lại những tổn thương tái phát.

BS Vũ Dình Tuân