Menu Đóng

Sử dụng thuốc ức chế chu kỳ kinh nguyệt

Một số thuốc nội tiết được sử dụng để ức chế kinh nguyệt hoặc có thể dẫn đến vô kinh. Mục tiêu của ức chế kinh nguyệt là giảm lượng máu kinh và tổng số ngày hành kinh để đạt được hiệu quả điều trị mong muốn. Việc lựa chọn thuốc ức chế kinh nguyệt nên được cá thể hóa theo nhu cầu của từng người, hiệu quả điều trị, chống chỉ định và nguy cơ tác dụng phụ của thuốc.

Các thuốc nội tiết có tác dụng ức chế kinh nguyệt đang được sử dụng hiện nay, gồm có: viên uống tránh thai kết hợp, miếng dán tránh thai kết hợp, vòng đặt âm đạo, viên uống chỉ chứa progestin, depot medroxyprogesteron acetat, dụng cụ tử cung phóng thích levonorgestrel và que cấy chứa etonogestrel.

Thông tin về một số thuốc nội tiết có tác dụng ức chế kinh nguyệt:

ThuốcHạn chếThuận lợiBất lợi
Thuốc uống tránh thai kết hợp liên tụcXuất huyết giữa kỳ; tác dụng bất lợi khác của thuốc nội tiếtCó nhiều kinh nghiệm sử dụng trên lâm sàng theo chu kỳ và kéo dài;  ethinyl estradiol với liều cao hơn (> 20mcg) ít gây xuất huyết giữa kỳYêu cầu tuân thủ dùng thuốc mỗi ngày; thời gian ức chế kinh nguyệt thay đổi
Thuốc tránh thai kết hợp dùng qua daTương tự với viên uống tránh thai kết hợp; phản ứng daSử dụng thuốc hàng tuần dễ tuân thủ hơn so với hàng ngày (thuốc uống tránh thai kết hợp)Ít dữ liệu về việc sử dụng liên tục; sự bám dính của miếng dán
Vòng tránh thai âm đạoTương tự với các phương pháp kết hợp khácSử dụng thuốc hàng tháng dễ tuân thủ hơn so với hàng tuần.Tỷ lệ gián đoạn cao hơn do xuất huyết giữa kỳ ở chế độ liều kéo dài và liên tục
Progestin dạng uốngChảy máu bất thường; tác dụng phụ của progestin; tác dụng phụ trên lipidCó thể được sử dụng nếu chống chỉ định với estrogen; liều uống có thể hiệu chỉnh so với DMPASự vô kinh không nhất quán; đắt hơn viên uống tránh thai kết hợp; cần tuân thủ chặt chẽ.
Depot medroxyprogest-eron acetatXuất huyết giữa chu kỳ; tác dụng phụ do progestin; tăng cân; tác dụng đảo ngược trên tỷ trọng xương khi sử dụng kéo dài (> 2 năm)Chỉ định mỗi 11-13 tuầnTăng cân; tiềm năng tác dụng trên tỷ trọng xương (đảo ngược)
Que cấyTỷ lệ chu kỳ kinh nguyệt bất thường caoHiệu quả tránh thai hàng đầuTốn chi phí ban đầu và đau do đặt thuốc
Dụng cụ tử cung chứa progestinXuất huyết giữa kỳ và tác dụng phụ do thuốc; ức chế buồng trứng khó dự đoánHiệu quả tránh thai cao, lợi ích đã được chứng minh ở các bệnh lý như cường kinh, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cungTốn chi phí ban đầu và đau do đặt thuốc
Thuốc đồng vận hormon phóng thích gonadotropinThuốc đồng vận GnRH có tác dụng kích thích ban đầu và chảy máu trước khi ức chế kinh nguyệt; triệu chứng mãn kinh; tác dụng trên tỷ trọng xương khi sử dụng kéo dài Các tác dụng mãn kinh làm giới hạn việc điều trị, nhưng có thể hạn chế bằng cách sử dụng liệu pháp nội tiết add-back, đắt tiền; tác dụng trên tỷ trọng xương
Giải thích từ viết tắt: EE: Ethinyl estradiol DMPA: Depot medroxyprogesterone acetate/ FDA: U.S Food and Drug Administration (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ)/ GnRH: Gonadotropin releasing hormone (Thuốc đồng vận hormon phóng thích gonadotropin) / *Dữ liệu chung và tỷ lệ hiệu quả cụ thể không có sẵn đối với tất cả các phương pháp.** Đối với việc ức chế kinh nguyệt, việc sử dụng que cấy quá 3 năm có thể không hiệu quả. Chưa đủ dữ liệu về việc sử dụng que cấy kéo dài quá 3 năm để tránh thai ở những phụ nữ béo phì (BMI > 30), tuy nhiên, dữ liệu hiện tại chưa cho thấy giảm hiệu quả tránh thai. 

Xuất huyết giữa chu kỳ là tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng thuốc nội tiết để gây ức chế kinh nguyệt. Trong một nghiên cứu thuần tập gồm 300 người bệnh, có 46% người bệnh xuất huyết giữa chu kỳ đẫn đến ngưng hoặc thay đổi phương pháp điều trị. Một số hướng dẫn về việc quản lý việc xuất huyết giữa chu kỳ, cụ thể như sau:

Biện phápQuản lý xuất huyết giữa chu kỳ
Viên uống tránh thai kết hợp chứa estrogenXuất huyết giữa chu kỳ giảm dần ở các chu kỳ điều trị tiếp theo.Có thể xem xét lựa chọn điều trị theo chu kỳ 3-6 tháng, sau đó chuyển sang chu kỳ kéo dài.Khoảng thời gian không dùng nội tiết là 3-4 ngày liên tục.Bổ sung estrogen gián đoạn.
Progestin dạng uốngUống viên chỉ chứa progestin vào một thời điểm cố định trong ngày.Thuốc tránh thai kết hợp: viên tránh thai một pha chứa ethinylestradiol 0,7mg/ ngày trong 7 ngày trước khi sử dụng liều bình thường.Tăng liều norethindron nếu cần dựa theo tình trạng xuất huyết giữa chu kỳ.
Depot medroxyprogesteron acetatĐiều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid (5-7 ngày).Điều trị nội tiết bằng viên uống tránh thai kết hợp hoặc estrogen (10-20 ngày).Sử dụng thuốc trong khoảng thời gian thường xuyên hơn có thể làm tăng tỷ lệ vô kinh.
Que cấyĐiều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid (5-7 ngày).Điều trị nội tiết bằng viên uống tránh thai kết hợp hoặc estrogen (10-20 ngày); xem xét viên chỉ chứa progestin khi có chống chỉ định với estrogen.
Dụng cụ tử cung chứa progestinViệc sử dụng dụng cụ tử cung với liều thấp hơn có trung bình số ngày xuất huyết giữa kỳ nhiều hơn, so với khi dùng dụng cụ tử cung phóng thích levonorgestrel 52mg với liều levonorgestrel cao hơn.Ý kiến chuyên gia ủng hộ thử nghiệm về việc sử dụng thuốc kháng viêm non-steroid, doxycyclin, viên chỉ chứa progestin hoặc viên uống tránh thai liên tục.Thay thế phương pháp khác.

Để làm giảm tỷ lệ ngưng điều trị do xuất huyết giữa kỳ, các nhà lâm sàng cần tư vấn cho người bệnh về tác dụng bất lợi có thể gặp trước khi bắt đầu liệu trình điều trị. Theo ý kiến chuyên gia, chảy máu bất thường có thể được cải thiện khi dùng thuốc liên tục, do đó nên tư vấn cho người bệnh tuân thủ một phương pháp điều trị trong khoảng 3–6 tháng khi bắt đầu điều trị nội khoa đối với trường hợp này.

Ngoài ra, cần lưu ý thêm các nguyên nhân khác ngoài việc sử dụng thuốc nội tiết tố có thể gây xuất huyết bất thường (ví dụ như các bệnh lây truyền qua đường tình dục) để lựa chọn biện pháp điều trị tối ưu.

Tài liệu tham khảo

American College of Obstetricians and Gynecologists’ Committee on Clinical Consensus–Gynecology. General Approaches to Medical Management of Menstrual Suppression: ACOG Clinical Consensus No. 3. Obstet Gynecol. 2022;140(3):528-541. doi:10.1097/AOG.0000000000004899

DS. Võ Trương Diễm Phương, Bệnh Viện Từ Dũ

Bài liên quan