Một cách tiếp cận mới để đánh giá tuyến vú đã được đề xuất: tất cả phụ nữ nên có một đánh giá cơ bản về mật độ vú bằng chụp nhũ ảnh ở tuổi 40.
Kết quả sau đó sẽ được sử dụng để phân tầng sàng lọc thêm, với việc tầm soát (khám định kỳ) hàng năm bắt đầu từ 40 tuổi đối với phụ nữ có nguy cơ trung bình hoặc có mật độ vú dày và sàng lọc 2 năm/một lần bắt đầu từ 50 tuổi đối với phụ nữ không có mật độ vú dày.
Theo nhóm tác giả, đứng đầu là Tiến sĩ Tina Shih, Trung tâm Ung thư MD Anderson của Đại học Texas, Houston, cho biết cách tiếp cận như vậy sẽ hiệu quả về chi phí và đưa ra chiến lược có mục tiêu hướng đến nguy cơ hơn để phát hiện sớm ung thư vú.
Nghiên cứu mô hình tiếp cận của họ đã được công bố trực tuyến ngày hôm nay trong Annals of Internal Medicine.
Tuy nhiên, các chuyên gia viết trong một bài tham luận đi kèm không bị thuyết phục. Karla Kerlikowske, MD và Kirsten Bibbins-Domingo, MD, PhD, đều từ Đại học California, San Francisco, chỉ ra rằng không phải tất cả phụ nữ có bộ ngực dày đều tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Họ thận trọng không nên chỉ dựa vào mật độ vú khi xác định các chiến lược sàng lọc và cho biết tuổi tác và các yếu tố nguy cơ khác cũng cần được xem xét.
Phương pháp tiếp cận mới được đề xuất
TS Shih đã giải thích rằng, khuyến nghị hiện tại của Lực lượng Đặc nhiệm Dịch vụ Dự phòng Hoa Kỳ (USPSTF) cho thấy phụ nữ ở độ tuổi 40 có thể chọn chụp nhũ ảnh sàng lọc dựa trên ý muốn cá nhân của họ.
Tuy nhiên, những khuyến nghị này không tính đến nguy cơ bổ sung mà mật độ vú gây ra nguy cơ ung thư vú – và cách duy nhất phụ nữ có thể biết mật độ vú của họ là chụp quang tuyến vú. “Nếu bạn tuân theo các hướng dẫn ‘hiện hành’, bạn sẽ không biết về mật độ vú của mình cho đến khi 45 hoặc 50 tuổi,” cô nhận xét.
“Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn biết về mật độ ngực sớm hơn và sau đó hành động – điều đó có tạo ra sự khác biệt?” Đây là câu hỏi mà nhóm của cô ấy đặt ra để khám phá.
Trong nghiên cứu của họ, các tác giả đã định nghĩa những phụ nữ có bộ ngực dày là những phụ nữ có Hệ thống Dữ liệu và Báo cáo Hình ảnh Vú (BI-RADS) thuộc loại C (ngực không đồng đều) và loại D (ngực cực dày).
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một mô hình máy tính để so sánh bảy chiến lược kiểm tra vú khác nhau:
- Không có sàng lọc
- Chụp nhũ ảnh ba năm tuổi từ 50 đến 75 tuổi (T50)
- Chụp nhũ ảnh hai năm tuổi từ 50 đến 75 tuổi (B50)
- Chụp nhũ ảnh hàng năm phân tầng từ 50 đến 75 tuổi đối với phụ nữ có vú dày ở tuổi 50 và sàng lọc ba năm từ 50 đến 75 tuổi đối với phụ nữ không có vú dày ở tuổi 50 (SA50T50)
- Chụp nhũ ảnh hàng năm phân tầng từ 50 đến 75 tuổi cho phụ nữ có vú dày ở tuổi 50 và sàng lọc hai năm một lần từ 50 đến 75 tuổi cho những người không có vú dày ở tuổi 50 (SA50B50)
- Chụp nhũ ảnh hàng năm phân tầng từ 40 đến 75 tuổi đối với phụ nữ có vú dày ở tuổi 49 và sàng lọc ba năm từ 50 đến 75 tuổi đối với những người không có vú dày ở tuổi 40 (SA40T50)
- Chụp nhũ ảnh hàng năm phân tầng từ 40 đến 75 tuổi cho phụ nữ có vú dày ở tuổi 40 và chụp nhũ ảnh hai năm một lần cho phụ nữ từ 50 đến 75 tuổi không có vú dày ở tuổi 40 (SA40B50)
Như vậy:
Người phụ nữ khi đạt 40 tuổi nên chụp nhũ ảnh 1 lần: để có sự đánh giá ban đầu
– Người phụ nữ có nguy cơ trung bình: Kiểm tra mỗi năm 1 lần từ 40 tuổi
– Người phụ nữ có mật độ vú dày: Kiểm tra mỗi năm 1 lần từ 40 tuổi
– Người phụ nữ có mật độ vú không dày: Kiểm tra mỗi 2 năm từ 50 tuổi
Ngoài việc khám định kỳ, người phụ nữ cũng cần đi khám ngay khi phát hiện có bất kỳ bất thường gì ở cấu trúc vú, bao gồm các triệu chứng căng đau, hoặc chảy dịch.
Tác giả bài viết: Pam Harrison . Lược dịch: Bs CKI Tăng Quang Thái