Menu Đóng

Phát hiện mới giúp nhận diện những phôi “khỏe” nhất trong điều trị thụ tinh ống nghiệm (IVF)

CNSH.Hoàng Thị Bích Tuyền

Các nhà khoa học người Úc vừa phát triển một phương pháp đánh giá mới tiềm năng để lựa chọn những phôi “khỏe” nhất có khả năng làm tổ thành công trong điều trị thụ tinh ống nghiệm.

Nghiên cứu này có khả năng cải thiện đáng kể tỷ lệ sinh sống trong IVF để giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn đạt được ước mơ trở thành cha mẹ.

Nghiên cứu được tiến hành bới Đại học Melbourne và Repromed, được trình bày tại Hội nghị khoa học thường niên của Hội vô sinh Úc.

Giáo sư David Gardner cho biết nghiên cứu này đặc biệt liên quan đến lượng tiêu thụ đường glucose của phôi trong môi trường nuôi cấy tại phòng lab.

Các trung tâm IVF sử dụng các loại môi trường và hóa chất để cung cấp dinh dưỡng cho phôi đã được thụ tinh từ trứng và tinh trùng của các cặp vợ chồng. Đường glucose trong môi trường nuôi phôi được sử dụng dưới dạng tương tự môi trường tự nhiên trong tử cung. Đây là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho sự phân chia của phôi và cần thiết cho việc sinh tổng hợp thúc đẩy sự sao chép ở mức tế bào.

Giáo sư David Gardner nói rằng các chuyên gia về vô sinh biết chính xác lượng đường glucose trong môi trường trước khi được đưa vào sử dụng cho nuôi cấy phôi.

Ông giải thích: “Bằng cách đo nồng độ glucose vào ngày 4 hoặc ngày 5 sau thụ tinh, chúng ta có thể biết được lượng đường đã được phôi tiêu thụ. Có một nghiên cứu rõ ràng cho thấy một phôi tiêu thụ glucose càng nhiều thì phôi đó càng khỏe.”

Các trung tâm IVF thường thu được trung bình 8 đến 10 phôi trong một chu kỳ, một vài  trong số đó sẽ phát triển đến giai đoạn phân chia và tiếp tục đến giai đoạn phôi nang sau 4 – 5 ngày. Nghiên cứu được tiến hành trên 50 bệnh nhân điều trị IVF. 32 bệnh nhân trong số này có test dương tính với que thử thai sau khi chuyển phôi và có 28 em bé được sinh sống.

Giáo sư Gardner cho biết “28 em bé này là kết quả tạo ra từ những phôi có lượng tiêu thụ glucose cao nhất trong số phôi thu được.”

TheoSciencedaily

Bài liên quan