Menu Đóng

Những điều cần biết về Nám Da trong Thai Kỳ

 tuần thứ 15, mẹ bầu sẽ nhận thấy cơ thể mình thay đổi với một loạt các triệu chứng. Da của mẹ bầu không còn căng bóng, sáng mịn nữa mà chuyển sang sẫm màu. Mẹ bầu có thể thấy rõ nhất tình trạng này ở quanh núm vú, quầng vú, rốn, nách và đùi trong. Theo nghiên cứu, thì da sẫm màu sẽ phổ biến ở 90% bà bầu ở tuần thứ 15.

Trong một số trường hợp, mẹ bầu có mái tóc sẫm màu và làn da trắng, mẹ cũng dễ mắc phải một tình trạng gọi là chloasma (hay còn gọi là “mặt nạ của thai kỳ”) – tức là, bà bầu sẽ xuất hiện một vết thâm quanh mắt, mũi và má. Hiện tượng tối màu này thường mất dần sau vài tháng kể từ khi bạn sinh em bé. Khi Nám da xuất hiện trong giai đoạn bạn đang mang thai, đừng quá lo lắng vì các mảng nám cũng sẽ giảm dần sau khi sanh. Theo ACOG (Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ), thời gian các vết nám phai đi nhanh hay chậm tuỳ vào cơ địa từng người. Để hạn chế tình trạng thâm nám và sạm màu này, mẹ bầu nên hạn chế ở lâu dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp. Nếu bắt buộc phải ra ngoài trời, mẹ đừng quên đội một chiếc mũ có vành rộng. Sử dụng các loại sản phẩm chống nắng thân thiện với người mang thai. Hãy hỏi Bác sĩ Sản phụ khoa hoặc bác sĩ Da liễu của bạn để được hướng dẫn kỹ hơn.

Sự thay đổi Estrogen, Progesterone và Melanocyte-stimulating, các hormone giới tính nữ,  được cho là nguyên nhân dẫn đến Chloasma, làm thay đổi tình trạng da.  Melanocytes là các tế bào trong da lắng đọng sắc tố. Tuy nhiên, người ta cho rằng nám liên quan đến thai kỳ là do sự gia tăng nồng độ progesterone chứ không phải do estrogen và MSH.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ sau mãn kinh được điều trị thay thế hormone progesterone có nhiều khả năng bị nám. Phụ nữ sau mãn kinh chỉ dùng estrogen dường như ít có khả năng bị nám.

Bài liên quan