Menu Đóng

Mở đầu năm 2021 bằng 1 ca mổ nội soi

Khởi động cho một hệ thống phòng mổ được thiết kế và trang bị chuẩn mực, hiện đại. Đây cũng là ca mổ đầu tiên của Bệnh viện Đa khoa Phương Chi, sau 3 năm quản lý và điều hành dự án, nay đã được đi vào hoạt động. Thoáng chốc lại thấy nhiều kỷ niệm của tôi tại nơi đây.

Hy vọng trong thời gian tới Bệnh viện Đa khoa Phương Chi sẽ tiếp tục là nơi cứu chữa uy tín và giúp ích cho dân cư Bình Dương. Sau ca mổ này Bs Thái cũng sẽ quay trở lại với các dự án khác tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đội ngũ phòng mổ hôm ấy thật vui vẻ

Một trường hợp mong con 1 năm, khám sức khoẻ sinh sản được siêu âm nghi ngờ ứ dịch ống dẫn trứng, chụp Xquang Tử cung – ống dẫn trứng cũng cho hình ảnh tắc và ứ dịch ống dẫn trứng. 
Sau khi vào thực hiện phẫu thuật thấy tổn thương dạng nhiễm Chlamydia. Ê – kíp mổ đã làm việc chăm chút tỉ mỉ hơn 2 giờ để hoàn thành ca mổ ý nghĩa này, để lại 2 ống dẫn trứng được tái tạo đẹp. Hy vọng tin vui sẽ nhanh đến với 2 vợ chồng.

Thông tin thêm:
+ Chlamydia là căn bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục thường gặp. Bất cứ ai quan hệ tình dục không an toàn đều có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh có xu hướng ngày một gia tăng trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính hằng năm có gần 90 triệu trường hợp nhiễm Chlamydia được phát hiện. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn này ở người lớn tại Nam Thái Bình Dương là 73%, Papua New Guinea là 20%, Nhật Bản 7,0%, Senegal 7.0% và Việt Nam 2,3%.

Ở Việt Nam, một nghiên cứu tại Hà Nội năm 2003 cho kết quả tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Chlamydia: tân binh 9%, phụ nữ có thai 1,5%, người khám STD (bệnh truyền nhiễm tình dục) 1,5%, gái mại dâm 5,0%. Nghiên cứu khác tại 15 tỉnh biên giới trên phụ nữ mại dâm cho kết quả: 11,9% nhiễm Chlamydia, trong đó Kiên Giang có tỷ lệ cao nhất 17,3%, Lai Châu 16,2%, thấp nhất An Giang 7,3%.

Chlamydia là vi khuẩn nội tế bào do không có khả năng tổng hợp các hợp chất có năng lượng cao (ATP và GTP). Nó khác với tất cả các loài vi khuẩn khác ở điểm căn bản là có chu kỳ nhân lên khác thường. Chu kỳ kế tiếp nhau với hai hình thái  rất đặc biệt  để đáp ứng với đời sống nội tế bào và ngoại tế bào. Tiểu thể nhiễm trùng- thể căn bản (elementary body- EB) chịu được đời sống ngoại bào nhưng không có chuyển hoá. Tiểu thể này tiếp cận tế bào, chui vào trong và thay đổi  thành có hoạt động chuyển hoá và thành thể lưới (reticulate body). Sau đó nó lấy các chất của tế bào chủ để tổng hợp ra RNA, DNA và protein của nó. Chính giai đoạn chuyển hoá mạnh này làm vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh. Chu kỳ nhân lên của chlamydia khoảng 48-72 giờ, tế bào bị phá hủy và giải phóng ra thể cơ bản nhiễm trùng.

Bài liên quan